Với tình hình an ninh đáng ngại ở các thành phố lớn hiện nay, nhu cầu hệ thống chống trộm dành cho nhà ở gia đình đang trở nên ngày càng cấp thiết. Trên thị trường cũng xuất hiện rất nhiều hệ thống chống trộm với kiểu dáng, thiết kế và lối vận hành đa dạng khiến thật khó để bạn quyết định lựa chọn loại nào cho phù hợp. Hướng dẫn cơ bản và các thông tin ưu – nhược điểm của 6 loại hệ thống báo động phổ biến nhất hiện nay trong sổ tay ý tưởng này có thể cho bạn một hiểu biết cơ bản và dễ dàng tìm được hệ thống chống trộm ưng ý nhất cho gia đình.
1. Báo động có dây dẫn
Ưu điểm: Hoạt động rất chính xác và mạnh mẽ cũng như không đòi hỏi quá trình bảo trì thường xuyên như hệ thống báo động không dây.
Nhược điểm: Thời gian và chi phí lắp đặt khá cao do yêu cầu về kỹ thuật cũng như thẩm mỹ. Tín hiệu được gửi bằng các cảm biến điện tử kết nối với một bảng điều khiển cần hệ thống dây dẫn phức tạp, dễ xảy ra cháy nổ.
Giá: 10 – 12 triệu đồng bao gồm chi phí lắp đặt và giám sát hàng tháng.
2. Báo động không dây
Ưu điểm: Sử dụng các cảm biến chạy bằng pin, kết nối với bảng điều khiển thông qua tín hiệu vô tuyến. Cài đặt khá dễ dàng và nhanh chóng, chủ nhà có thể tự thực hiện.
Nhược điểm: Pin cảm biến cần thay thế thường xuyên.
Giá: 4 – 5 triệu đồng
3. Chuông báo động
Ưu điểm: Tạo ra tiếng động lớn mỗi khi có người khả nghi tới gần. Tiếng chuông này có thể xua đuổi kẻ gian, tránh các trường hợp va chạm đáng tiếc xảy ra.
Nhược điểm: Chuông không được kết nối với lực lượng an ninh hay chủ nhà.
Giá: 2 – 3 triệu đồng
4. Báo động kết nối với số điện thoại
Ưu điểm: Tự động kết nối với điện thoại di động của bạn hoặc một người được chỉ định giám sát ngôi nhà. Trình quay số giọng nói kết nối với âm thanh do chủ nhân cài đặt, trình quay số GSM sử dụng tín hiệu điện thoại. Có thể đi kèm với báo thức hoặc được mua dưới dạng tiện ích bổ sung cho báo thức hiện có.
Nhược điểm: Đòi hỏi tín hiệu âm thanh hoặc tín hiệu điện thoại di động mạnh.
Giá: Từ 1,5 triệu (tự động quay số) đến 5 triệu (báo động và tự động quay số). Trình quay số bảo mật tự động hiện nay có giá khá cao, chỉ được lắp cho các khu vực như ngân hàng, nhà kho…
5. Hệ thống báo động của công ty an ninh
Ưu điểm: Khi báo động được kích hoạt, một trung tâm giám sát sẽ nhận được mọi cảnh báo. Sau đó, họ sẽ liên lạc với cảnh sát hoặc chủ nhà.
Nhược điểm: Chi phí phải đóng hàng năm hoặc hàng tháng. Cảnh sát hiện nay cũng không phản ứng nhanh do đã có nhiều trường hợp báo động nhầm hoặc báo động giả.
Giá: Từ 500.000 đồng/ tháng.
6. Báo động thông minh
Ưu điểm: Hệ thống an ninh gia đình thông minh sẽ gọi cho bạn hoặc một thành viên gia đình trên điện thoại thông minh nếu hệ thống báo động bị kích hoạt. Hệ thống an ninh thông minh hiện nay có thể được thiết lập chỉ trong vài phút, sử dụng công nghệ Subsound độc đáo, nhận biết mọi hoạt động bất thường trong nhà bạn và thông báo cho bạn ngay lập tức.
Nhược điểm: Bạn sẽ cần một điện thoại thông minh để sử dụng hệ thống này.
Giá: Từ 4 triệu đồng