Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ bắt gặp khá nhiều loại tem nhãn khác nhau trong các cửa hàng, các siêu thị. Và khi bạn muốn tìm và xác định sản phẩm đó của thương hiệu nào, thì đầu tiên bạn sẽ nhìn vào gì nhỉ? Đương nhiên là tem nhãn đính kèm đúng hông nào. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách xác định chất liệu in tem nhãn để dễ dàng nhận diện được thương hiệu nhé!
Cách xác định chất liệu in tem nhãn
Tem nhãn mác không chỉ đóng vai trò là công cụ nhận diện sản phẩm chính hãng hay cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng nhận biết, mà nó còn là công cụ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp, chống hàng giả hàng nhái một cách hiệu quả. Đặc biệt, mỗi thương hiệu, người sẽ sử dụng nhiều chất liệu in tem nhãn khác nhau tùy vào giá trị của sản phẩm đó. Nhưng hầu hết các loại tem nhãn đều có một cách nhận diện chung đó là:
1. Xé Decal tem nhãn mác
Khi doanh nghiệp xé decal tem nhãn mác mà họ sở hữu thì việc nhận biết chất liệu tem trở nên cực kỳ đơn giản. Phụ thuộc vào chất liệu của tem là giấy hay là polime tổng hợp thì vết xé sẽ có sự khác nhau (không áp dụng cho tem nhãn kim loại): nếu tem nhãn mác làm từ polime tổng hợp thì vết rách bị kéo dài, dai hơn và tem sẽ bị biến dạng nhiều hơn so với tem được làm từ chất liệu giấy in.
2. Chà sát bề mặt decal tem nhãn mác
Việc chà sát bề mặt decal tem sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được phương pháp in của tem: là in nhiệt trực tiếp hay là phương pháp in chuyển nhiệt. Một số loại mẫu in tem nhãn Bằng cách làm xước bề mặt của decal tem nhãn mác, và căn cứ vào màu sắc của vết xước, mà chúng ta có thể dễ dạng nhận biết được phương pháp in decal tem:
– Nếu vết xước màu đen: decal tem được in bằng phương pháp in nhiệt trực tiếp và không sử dụng mực in trong quá trình in. Đặc điểm của loại decal tem này là một lớp cảm nhiệt được phủ lên trên bề mặt của tem nhãn mác và lớp cảm nhiệt này sẽ phai theo thời gian nên loại in nhiệt
trực tiếp này chỉ sử dụng cho các loại decal tem nhãn mác có thời gian sử dụng ngắn hạn.
– Nếu vết xước không có màu đen: decal tem được in bằng phương pháp in chuyển nhiệt, sử dụng băng mực in trong quá trình in. Đặc điểm của loại decal tem này là có độ bền bỉ cao nên thường sử dụng cho các loại decal tem nhãn mác có thời gian sử dụng lâu dài và bền bỉ.
3. Thử độ chìm trong nước của decal tem nhãn mác
Phương pháp này có thể giúp bạn kiểm tra xem loại nhựa được sử dụng của nhãn là polypropylene hay polyester. Hai chất liệu này có sự khác biệt đáng kể về chi phí và cũng cần xác định để có thể sử dụng bằng mực sao cho phù hợp. Bạn có thể nhấn chìm tem nhãn xuống nước, Polypropylence ít dày đặc hơn polyester và sẽ nổi trong nước, ngược lại polyester sẽ bị chìm.
Với các cách làm đơn giản như trên, chúng tôi hy vọng bạn có thể xác định được chính xác chất liệu giấy in mã vạch tương thích với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.